Tư vấn, thiết kế và thi công trọn gói nhà gỗ cổ truyền

Xóm 18 & 21 Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định

Lễ cất nóc là gì? Ý nghĩa và thủ tục thực hiện như thế nào?

Hoàng Văn Sự Tác giả Hoàng Văn Sự 18/04/2025 12 phút đọc

Nóc nhà là bộ phận quan trọng giúp che mưa, che nắng cho căn nhà. Ngoài việc làm lễ động thổ thì lễ cất nóc cũng cực kỳ quan trọng trong quá trình thi công. Vậy lễ cất nóc là gì? Ý nghĩa như thế nào? Văn khấn lễ cất nóc đầy đủ nhất xem ở đâu? Hãy cùng Nhà Gỗ Hiền Sự đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Lễ cất nóc là gì?

Lễ cất nóc hay còn được biết đến với tên gọi khác là lễ đổ mái, lễ thượng lương. Đây là ngày thực hiện nghi thức đổ nóc nhà hoặc lớp ngói cho mái nhà. Theo quan niệm xa xưa, lễ cất nóc là nghi lễ quan trọng khi xây dựng, đặc biệt là những tòa nhà cao ốc. Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện công trình nên được tổ chức long trọng và có mời thêm thầy về cúng để giúp công trình được thuận buồm xuôi gió.

Cất nóc nhà gỗ cổ truyền
Cất nóc nhà gỗ cổ truyền

Tìm hiểu ý nghĩa của lễ cất nóc

Lễ cất nóc mang ý nghĩa tâm linh, đây là nghi thức báo cáo thổ công rằng công trình xây dựng đã gần hoàn thành. Đồng thời, xác nhận đây sẽ là tổ ẩm và là nơi an cư lập nghiệp của gia chủ. Nghi lễ cất nóc được thực hiện chuẩn chỉnh sẽ đem đến sự may mắn, tài lộc, bình ăn cho gia chủ.

Đối với các công trình lớn như tòa cao ốc, khu chung cư, biệt thự thì lễ cất nóc lại càng được chủ đầu tư coi trọng và tổ chức hoành tráng. Nó không những thể hiện được sự may mắn, thuận buồm xuôi gió của việc kinh doanh mà còn là vận mệnh của toàn công ty.

Lễ cất nóc mang nhiều ý nghĩa về tâm linh
Lễ cất nóc mang nhiều ý nghĩa về tâm linh

Những lưu ý khi thực hiện lễ cất nóc là gì?

Tuỳ vào từng địa phương mà lễ cất nóc sẽ được tổ chức và thực hiện khác nhau. Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện:

1. Thời gian làm lễ 

Để lễ cất nóc nhà được diễn ra suôn sẻ và việc kinh doanh được thuận lợi thì gia chủ cần lựa chọn ngày đẹp và giờ đẹp để tiến hành nghi thức quan trọng này. Bạn nên hỏi thầy phong thuỷ để đảm bảo có ngày giờ ưng ý:

  • Ngày đẹp cất nóc: Sinh khí, lộc mã, hoàng đạo, giải thần

  • Ngày xấu cất nóc: Hắc đạo, hùng phục, thổ cấm, trùng tang, sát thủ

2. Người đại diện cất nóc

Người đại diện thực hiện nghi lễ cất nóc nhà phải là người hợp tuổi với gia chủ/ chủ đầu tư. Bên cạnh đó, người đại diện phải có mệnh hợp với năm dựng nhà. Chính vì thế mà gia chủ nên nhờ những người thân quen hợp tuổi với mình để thực hiện nghi lễ cất nóc này. Lựa chọn đúng người đại diện sẽ giúp gia chủ làm ăn phát tài, phát lộc, gặp nhiều may mắn và tài lộc. 

3. Chuẩn bị lễ vật

Ngoài việc tìm hiểu lễ cất nóc là gì chúng ta cần nắm được những lễ vật cần chuẩn bị cho nghi thức này. Thông thường một mâm lễ vật cúng sẽ bao gồm các đồ sau đây:

  • 1 con heo quay hoặc 1 con gà luộc nguyên con

  • 1 mâm hoa quả bao gồm 5 loại khác nhau

  • 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đỗ hoặc bánh chưng

  • 1 đĩa muối hạt nhỏ

  • 1 bát gạo trắng

  • 1 bát nước tinh khiết

  • ½ lít rượu trắng kèm theo trà và thuốc lá

  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh có kèm mũ màu đỏ và kiếm trắng

  • 1 bộ đinh vàng hoa và 5 lễ vàng tiền

  • 5 chiếc oản màu đỏ, 5 lá trầu, 5 quả cau

  • 5 quả tròn và 9 bông hoa hồng đỏ

Lưu ý: Tùy từng địa phương mà các lễ vật chuẩn bị sẽ khác nhau.

Mỗi địa phương hay vùng miền thì sẽ có những điểm khác nhau nhất định
Mỗi địa phương hay vùng miền thì sẽ có những điểm khác nhau nhất định

Quy trình làm lễ cất nóc diễn ra như thế nào?

  • Bước 1: Gia chủ lựa chọn ngày cúng, giờ hoàng đạo để cất nóc nhà

  • Bước 2: Chuẩn bị 1 mâm cúng thờ gia tiên trong nhà và 1 mâm cúng lễ cất nóc ở ngoài trời.

  • Bước 3: Sắp lễ tươm tất, chuẩn bị đầy đủ, tránh thừa hoặc thiếu các lễ vật.

  • Bước 4: Tiến hành đốt nhang và thắp nhang vào mâm lễ.

  • Bước 5: Thầy cúng hoặc gia chủ sẽ thực hiện đọc bài khấn và cúng tế.

  • Bước 6: Khi đến giờ hoàng đạo người đại diện sẽ thực hiện đổ một chút xi măng lên mái nhà hoặc đặt miếng ngói đầu tiên lên.

  • Bước 7: Sau khi hương đã cháy hết gia chủ hạ lễ và thụ lộc sau đó hóa vàng.

Quy trình làm lễ cất nóc diễn ra như thế nào?

Gợi ý cách cất nóc chuẩn phong thuỷ

Để đảm bảo việc cất nóc nhà chuẩn phong thuỷ chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Phong thuỷ: Gia chủ nên xây dựng phần mái quay về hướng góc đình, góc ao hoặc góc miếu… việc làm này sẽ đem lại sự may mắn, sức khỏe cho gia đình bạn.

  • Cấu tạo: Bạn nên đổ mái nhà quay về hướng Nam, đỉnh mái kéo từ Đông sang Tây.

  • Điểm góc mái: Đây là điểm xung yếu của ngôi nhà, gia chủ cần lưu ý khi đổ nóc để ngôi nhà được vững chắc.

  • Màu sắc mái nhà: Theo phong thuỷ thì mái nhà nên sử dụng màu xanh hoặc màu nâu sẫm. 

Lễ cất nóc tại công trình của Nhà gỗ Hiền Sự
Lễ cất nóc tại công trình của Nhà gỗ Hiền Sự

Nhà Gỗ Hiền Sự - Chuyên thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền

Hiền Sự là đơn vị hàng đầu chuyên thiết kế và thi công các mẫu nhà gỗ cổ truyền. 100% các khách hàng đều được tư vấn và thực hiện lễ cất nóc chuẩn chỉnh và đầy đủ nhất. Nóc nhà gỗ được lợp bằng mái ngói với nhiều kiểu dáng khác nhau, đem đến sự cổ kính và hoài niệm cho căn nhà.

Cho đến nay, nhà gỗ Hiền Sự đã hoàn thiện hàng nghìn các mẫu nhà gỗ 3 gian, 5 gian, 7 gian khác nhau. Đặc biệt, chúng tôi còn nhận làm nhà gỗ kết hợp nhà ở đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách. Nếu bạn đang có nhu cầu làm nhà gỗ cổ truyền hãy liên hệ ngay cho Hiền Sự theo số HOTLINE 0978 357 685 để được tư vấn chi tiết từ chuyên gia.

Như vậy bài viết vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về lễ cất nóc là gì và nắm được các lễ vật cần chuẩn bị khi thực hiện nghi lễ quan trọng này. Khi làm việc với nhà gỗ Hiền Sự bạn sẽ được tư vấn về các nghi lễ quan trọng khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền. Mọi thắc mắc cần tư vấn thêm hãy để lại comment dưới bài viết này.

5.0
150 Đánh giá
Hoàng Văn Sự
Tác giả Hoàng Văn Sự CEO Nhà gỗ Hiền Sự
Bài viết trước Cửa võng là gì? Ý nghĩa và cách lắp đặt cửa võng trong không gian thờ

Cửa võng là gì? Ý nghĩa và cách lắp đặt cửa võng trong không gian thờ

Bài viết tiếp theo

Gỗ Táu là gỗ gì? Giá bao nhiêu tiền một khối?

Gỗ Táu là gỗ gì? Giá bao nhiêu tiền một khối?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
Hotline